Trong khi đó, công ty quản lý tài sản kỹ thuật số StashAway cho 31 nhân viên, tương đương 14% nhân sự, nghỉ việc từ cuối tháng 5. Nền tảng mua sắm trực tuyến iPrice giảm khoảng 1/5 nhân sự vào tháng 6. Trước đó, họ tuyển dụng 250 người. Công ty công nghệ giáo dục Zenius cho hơn 200 nhân viên ra đi.
Sàn giao dịch tiền số Cryto.com đuổi việc 260 người, tương đương 5% nhân sự, tại châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông, châu Phi, Mỹ.
Các công ty cho biết điều này là do điều kiện kinh tế không ổn định hiện nay.
JD.ID, chi nhánh JD.com tại Indonesia, cũng cắt giảm lao động. Giám đốc Quản lý chung Jenie Simon nói rằng, họ làm như vậy để “duy trì cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử Indonesia”. Bà không tiết lộ số người mất việc.
Hàng chục nhân viên cũng bị các startup Indonesia khác sa thải, bao gồm Lummo và LinkAja.
Không chỉ cắt giảm nhân sự, các doanh nghiệp cũng thận trọng hơn khi tuyển dụng mới. Chẳng hạn, tại Singapore, số việc làm trong lĩnh vực công nghệ giảm nhẹ từ năm 2021. Theo cổng thông tin việc làm Nodeflair, con số giảm từ khoảng 9.200 giữa tháng 7 và tháng 8/2021 xuống 8.850 giữa tháng 4 và tháng 5/2022.
Lãi suất tăng, không còn “tiền dễ”
Lãi suất tăng là mối quan tâm đặc biệt với ngành công nghệ. Nó sẽ gia tăng chi phí kinh doanh, chi phí vốn, theo Jefrey Joe, đối tác của hãng đầu tư mạo hiểm Alpha JWC. Lãi suất cao sẽ làm giảm biên lợi nhuận của công ty. Ông cũng dự đoán sẽ có nhiều đợt sa thải hơn.
James Tan, đối tác của hãng đầu tư mạo hiểm Quest Ventures, cho rằng khi chi phí vay mượn tăng và kinh tế đối mặt bất ổn, sẽ lạ lùng nếu không ghi nhận sa thải. Bất kỳ startup nào không làm như vậy sẽ gặp phải câu hỏi về khả năng quản trị trong khủng hoảng của họ. Theo ông, startup sẽ phải kéo dài thời gian chi tiêu từ 18 đến 36 tháng, thay vì 12 tới 18 tháng, trước khi tiếp tục huy động vốn.
Khi định giá sụt giảm so với năm 2021, doanh nghiệp sẽ muốn tránh khả năng bị định giá thấp hơn vòng gọi vốn trước đó. Họ sẽ cố gắng cắt giảm chi phí, sống sót qua suy thoái trước khi huy động vốn lần nữa.
Khi cơn bão tràn qua, cánh cửa dẫn đến dòng “tiền dễ” đã khép lại, theo ông Tan. Dữ liệu cho thấy các quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào Đông Nam Á đã huy động được 900 triệu USD trong năm nay, tương đương cả năm 2021.
Đông Nam Á vẫn là một khu vực cơ bản tốt để đặt cược do tầng lớp trung lưu tiếp tục gia tăng, tỉ lệ sử dụng Internet cao, số lượng các nhà sáng lập startup có kinh nghiệm tăng. Theo ông Joe, suy thoái hiện nay có thể là thời điểm tốt để nhà đầu tư lựa chọn các doanh nghiệp đang hoạt động tốt và đầu tư vào họ trong khi định giá còn rẻ.
Nếu các nhà đầu tư bắt đầu giải ngân trong thị trường “gấu”, “kết quả sẽ đặc biệt tốt vì chúng ta sẽ thoái vốn trong 5 tới 10 năm và hi vọng khi đó, thị trường đã bình phục”, ông Joe chia sẻ. Trong khi đó, bà Huang Pouleur nhận định, các công ty chất lượng tốt và chất lượng kém sẽ có sự phân biệt rõ ràng. “Khi nhiều công ty kém sa thải lượng lớn nhân sự tốt, các công ty lớn hơn, mạnh hơn sẽ tuyển dụng được nhiều người tài hơn”.
Du Lam (Theo CNBC)
Theo DealStreetAsia, sàn thương mại điện tử Shopee thuộc tập đoàn Sea sẽ sa thải nhân sự tại nhiều thị trường nhằm xốc lại hoạt động kinh doanh.
" alt=""/>Làn sóng sa thải tại các startup Đông Nam Á mới chỉ bắt đầu![]() |
Ngô Mỹ Uyên cùng chồng và các con. |
"Ở nhà suốt cũng không dễ dàng gì. Phụ huynh chúng tôi thống nhất với thầy cô giáo và nhà trường tạo một nhóm chat trên điện thoại để các bé tương tác với nhau. Mỗi ngày, các phụ huynh sẽ quay video các con gửi lời hỏi thăm lẫn nhau, gửi vào nhóm chat. Việc học tập online cũng được đảm bảo.
Hai bé nhà tôi gọi video tương tác và hỏi thăm các bạn cùng lớp hàng ngày. Các con rất hiếu động, muốn đi chơi, rất nhớ bạn bè và cô giáo nhưng chúng tôi đã giải thích chuyện virus đang lây lan khắp nơi. Các bé hiểu nên không đòi ra ngoài nữa.
Ở nhà, các bé chơi với nhau hoặc được ba đưa sang nhà ông bà chơi với em họ cùng tuổi. Khi về nhà, ba của bé sẽ phụ trách việc dạy con đọc, viết.
May thay, ông xã có văn phòng làm việc ở cuối đường, khá gần nhà nên sáng nào cũng đi bộ đến công ty. Ông bà cũng làm việc cùng con trai ở đó. Vì thế, anh kiêm nhiệm vụ đi siêu thị mua thức ăn mỗi ngày và nhu yếu phẩm luôn. Như tôi nói, Rome vẫn đang ổn nên siêu thị ở đây có đồ ăn tươi sống mỗi ngày", Ngô Mỹ Uyên thông tin.
![]() |
Các bé nhà Ngô Mỹ Uyên rất hiếu động, muốn đi chơi nhưng sau khi bố mẹ giải thích về dịch bệnh nguy hiểm thì không đòi ra ngoài nữa. |
Chồng đi làm và mua thức ăn, Ngô Mỹ Uyên ở nhà lo hết việc nhà vì mùa dịch, người giúp việc không thể đến nhà cô làm việc. Tuy vậy, hoa hậu không thấy quá cực vì dịch bệnh là tình hình chung. Chưa kể, cô cũng không phải tuýp phụ nữ nề hà việc nhà.
"Trước khi có dịch, chúng tôi đã giữ thói quen dành ngày Chủ Nhật cho gia đình, không có bảo mẫu hay giúp việc. Tôi mê nhất việc hút bụi vì rất thích sử dụng máy hút bụi. Trước đây, tôi dành Chủ Nhật để hút bụi cả căn hộ một cách vui vẻ, như là một hình thức thư giãn vậy.
Bây giờ thì tôi phải làm hết. Căn hộ chỉ có 250 m2 với hai phòng ngủ, cũng không vất vả gì", Ngô Mỹ Uyên nói.
Trước dịch, các bé nhà Ngô Mỹ Uyên học múa ballet ở trường, tối về đọc thơ cổ Ý cho mẹ nghe.
Về công việc ở Mỹ, hoa hậu cũng đã hoãn toàn bộ show cá nhân lẫn những show cô tham gia, bao giờ hết dịch mới đi làm lại.
Mẹ Ngô Mỹ Uyên vẫn đang ở Mỹ phụ chăm cháu vì em gái cô sinh em bé hồi tháng 11/2019; trong khi bố hoa hậu đang ở Quận 2, TP.HCM. Cô kể, mọi người vẫn gọi video để trò chuyện, cập nhật tình hình cho nhau. Hai công chúa của Ngô Mỹ Uyên rất nhớ và muốn gặp ông bà ngoại.
![]() |
Ngô Mỹ Uyên và chồng giáo sư người Ý. |
Hỏi Ngô Mỹ Uyên có chạnh lòng khi phía Bắc Ý khá hỗn loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng khi cô vốn yêu vẻ đẹp đất nước này? Hoa hậu thẳng thắn: "Tôi sống ở Ý vì ba của hai bé không muốn định cư ở Việt Nam hay Mỹ, nên việc định cư ở Rome là bất đắc dĩ thôi. Tôi vẫn theo dõi báo chí về Việt Nam nhiều để có cảm nhận đầy đủ về đất nước mình. Thật tình, Ý và Mỹ là hai nước tôi chỉ sống và làm việc theo điều kiện khác nhau. Nhưng đối với tôi, nhà và quê hương vẫn là Việt Nam".
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ Ý đã lệnh phong toả toàn quốc gia đến ngày 3/4 sắp tới.
Gia Bảo
Ảnh: NVCC
- Ngô Mỹ Uyên cho biết, gia đình cô sẽ không về Việt Nam đón Tết vì bố mẹ cô đang ở Mỹ chăm cháu.
" alt=""/>Cuộc sống ở Ý của gia đình Ngô Mỹ Uyên trong dịch Covid